ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TRÊN CÁT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tập 19 > Chuyên san Hóa - Sinh - Khoa học Trái đất
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TRÊN CÁT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Công Tuấn, Trần Thanh Hoà, Đường Văn Hiếu, Lê Thị Tịnh Chi, Mai Ngọc Châu, Lê Thị Phương Chi, Trần Ngọc Tuấn, Phạm Quang Anh Khôi, Trương Văn Đàn
Email: lecongtuan@hueuni.edu.vn
Tóm tắt
Nuôi tôm thẻ trên cát ven biển Thừa Thiên Huế đang sử dụng thuốc kháng sinh rất phổ biến (96,5% hộ nuôi sử dụng), trong đó loại Oxytetracycline được sử dụng nhiều nhất. Các loại kháng sinh chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ. Người nuôi tôm đã mua thuốc kháng sinh chủ yếu từ công ty phân phối trực tiếp (chiếm 24,1%) và đại lý (chiếm 75,9%). Nhiều loại kháng sinh được sử dụng nhưng không có trong danh mục quy định hiện hành và có tình trạng sử dụng kháng sinh đã được cấm là Ciprofloxacin. Bên cạnh mục đích chính của sử dụng kháng sinh là trị các bệnh như hoại tử gan tụy cấp tính, phân trắng, đốm trắng do vi khuẩn, vi bào tử trùng, teo gan thì còn có tình trạng sử dụng Oxytetracycline để phòng bệnh cho tôm. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn từ 10-30 ngày nuôi và 30-45 ngày nuôi với tỷ lệ lần lượt là 89,9% và 86,2%. Kiến thức và thông tin để người nuôi sử dụng thuốc kháng sinh chủ yếu theo kinh nghiệm cá nhân là chính bên cạnh tham khảo hướng dẫn sử dụng trên bao bì và tư vấn của đại lý.
Từ khóa: Thừa Thiên Huế, kháng sinh, mục đích, thành phần, tôm thẻ
SITUATION OF CHEMICAL ANTIBIOTIC USAGE IN WHITELEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) FARMING ON COASTAL SANDY SOIL AREA IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Le Cong Tuan, Tran Thanh Hoa, Duong Van Hieu, Le Thi Tinh Chi, Mai Ngoc Chau, Le Thi Phuong Chi, Tran Ngoc Tuan, Pham Quang Anh Khoi, Truong Van Dan
Email: lecongtuan@hueuni.edu.vn
Abstract
An investigation on the usage of chemical antibiotics in whiteleg shrimp farming on coastal sandy soil areas in Thua Thien Hue province. The investigation results showed that most farmers used antibiotics in whiteleg shrimp farming practice (96.5%). Of which, Oxytetracycline has widely used in compare with other antibiotics. Shrimp farmers have acknowledged the origin of antibiotics (100%), mainly imported from China and India. Shrimp farmers have bought these antibiotics directly from distributors (24.1%) and local agents (75.9%). Ciprofloxacin has been banned from use in fisheries according to Circular No. 10/2016/TT-BNNPTNT but is still being used by shrimp farmers at a rate of 63.8%. The common purpose of using antibiotics is to treat diseases, namely acute hepatopancreatic necrosis, white feces, white spots caused by bacteria, Microsporidian, and Hepatopancreatic parvovirus. Besides, in several cases, shrimp farmers only use an antibiotic (particularly Oxytetracycline) to prevent shrimp diseases. Antibiotics have commontly used in the period from 10-30 days and 30-45 days of culture with the rates of 89.9% and 86.2%, respectively. A majority of surveyed shrimp farmers use antibiotics by themselves based-on their personal experience (53.2%), shrimp farmers have consulted the instructions on the packaging (37.4%), and advice from local agents (9.4 %).
Keywords: antibiotic, ingredients, purpose, Thua Thien Hue, whiteleg shrimp