NHẬN BIẾT CẢM XÚC CON NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẶC TRƯNG HAAR VÀ MẠNG NƠRON TÍCH CHẬP

Nguyễn Đăng Bình, Nguyễn Hữu Hải

Tập 23, Số1
Thời gian xuất bản: 3/2024
Mục lục: mucluc.pdf
Email: haihuu@gmail.com
Tóm tắt

Tự động nhận dạng cảm xúc khuôn mặt (FER) là một phần của hệ thống tương tác người - máy, là lĩnh vực được nghiên cứu rộng rãi trong và ngoài nước. Các phương pháp FER hiện tại có thể được phân loại thành hai nhóm chính: các phương pháp tiếp cận dựa trên học máy thuần tuý không ứng dụng mạng nơ-ron và các phương pháp tiếp cận dựa trên học sâu có ứng dụng mạng nơ-ron tích chập. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu cách nhận diện khuôn mặt bằng phương pháp Haar của Viola-Jones, đồng thời cài đặt hệ thống mạng nơ-ron tích chập để phân loại cảm xúc khuôn mặt cũng như việc kết hợp phương pháp học máy truyền thống và mạng nơ-ron tích chập hiện đại. Chúng tôi tiến hành đối sánh kết quả với các nghiên cứu khác trong khoảng 5 năm trở lại đây trên cùng bộ dữ liệu được sử dụng rộng rãi FER2013. 

Từ khóa
Haar , mạng CNN, nhận dạng cảm xúc, mạng noron tích chập
File tóm tắt: Chưa tải lên