BỐI CẢNH VÀ NHỮNG BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI - VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XIII ĐẦU THẾ KỶ XIV

Nguyễn Văn Kim

Tập 20, Số3
Thời gian xuất bản: 6/2022
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nguyenvankimls@yahoo.com
Tóm tắt

Sau khi giành được quyền lực chính trị trung tâm ở quốc gia Đại Việt, vương triều Trần (1226-1400) đã phải đối diện với nhiều thách thức chính trị khu vực. Vào cuối thế kỷ XIII, nhà Trần đã phải ba lần kháng chiến chống lại sự xâm lược của đế chế Mông - Nguyên (1206-1368) và một số thế lực khu vực. Cùng với thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; những phát triển vượt trội về kinh tế, xã hội đã tạo nên cơ sở thiết yếu để vương triều Trần khẳng định vị thế, thiết lập, mở rộng bang giao, giao lưu kinh tế và sáng tạo văn hóa. Từ cách tiếp cận liên ngành, bài viết muốn làm rõ những tác động trong nước, khu vực dẫn đến những chuyển biến trong xã hội Đại Việt thế kỷ XIII-XIV. Những biến chuyển chính trị và xã hội, tư tưởng và văn hóa đã làm thay đổi cấu trúc xã hội, mô hình phát triển... để rồi đến thế kỷ XV, mô hình Quý tộc thân tộc - Phật giáo đã dần bị tháo dỡ để thay vào đó là Quý tộc đa tộc - Nho giáo mạnh và chặt hơn.

Từ khóa
Nhà Trần, thể chế chính trị, chuyển biến xã hội
File tóm tắt: Chưa tải lên