GIÁO DỤC KHAI PHÓNG VÀ SỰ ĐỊNH HÌNH TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HÒA (1955 - 1975)
Phạm Ngọc Bảo Liêm
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa ra đời ở miền Nam Việt Nam (1955), vấn đề giáo dục nhận được sự quan tâm của nhiều giới trong xã hội. Tuy vậy, trong giai đoạn đầu chính sách giáo dục của chính quyền chưa được định hình rõ nét. Phải đến năm 1958, khi Đại hội Giáo dục Toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức thì triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa mới được khẳng định với ba nguyên tắc: nhân bản - dân tộc - khai phóng.
Sự thâu nhận những điểm hợp lý của truyền thống giáo dục phương Tây - vốn hiện diện và phát triển ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - đã góp phần quan trọng vào việc định hình triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Việc xác định các nguyên tắc định hướng cho nền giáo dục đã giúp cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng được các mục tiêu cụ thể của nền giáo dục, hoạch định chính sách phát triển giáo dục, chương trình học, phương pháp sư phạm và cách thức quản trị nền giáo dục phù hợp.