DI TÍCH CỒN RÀNG (THỪA THIÊN HUẾ) VỚI THỜI TIỀN - SƠ SỬ MIỀN TRUNG

Bùi Văn Liêm, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Đăng Cường

Tập 23, Số3
Thời gian xuất bản: 3/2024
Mục lục: mucluc.pdf
Email: liembuivan@gmail.com
Tóm tắt

Di tích Cồn Ràng được phát hiện năm 1987. Từ đó đến nay đã qua nhiều lần điều tra, thăm dò, khai quật và nghiên cứu. Trên tổng diện tích 2.422m2 đã phát hiện 247 mộ táng các loại, trong đó tuyệt đại đa số là mộ chum và hàng ngàn hiện vật tùy táng bằng đá, đồng, gốm, thủy tinh… cho phép khẳng định Cồn Ràng là một di tích mộ chum quy mô lớn thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân bố ở Thừa Thiên Huế có niên đại nằm trong khoảng từ 2.500 - 2.300 năm BP. Kết quả khai quật và nghiên cứu ở địa điểm Cồn Ràng cùng những tư liệu liên quan đến văn hóa Sa Huỳnh đã thu thập ở khu vực Bắc Trung Bộ trong những năm qua, đã xác định khu vực phía Bắc đèo Hải Vân từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong thời tiền - sơ sử đã từng là một địa bàn cư trú quan trọng của cư dân Sa Huỳnh.

Từ khóa
Di tích Cồn Ràng, khảo cổ học Thừa Thiên Huế, Tiền - Sơ sử Miền Trung, văn hóa Sa Huỳnh
File tóm tắt: Chưa tải lên