NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CỦA MÔ GAN, LÁCH CHUỘT NHẮT TRẮNG (SWISS) DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TIA TỬ NGOẠI

Đoàn Suy Nghĩ

Tập 4, Số1
Thời gian xuất bản: 1/2016
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nghitebao@yahoo.com
Tóm tắt

Dưới tác động của tia tử ngoại cả mô gan và lách chuột nhắt trắng (Swiss) đều xuất hiện những thay đổi về cấu trúc tế bào khi quan sát tiêu bản hiển vi.Với mô gan: Khi chiếu tia tử ngoại liều 300 lux, 600 lux, quan sát thấy màng nhân không có sự thay đổi, các tế bào có dịch nhân bắt màu hematocyline và có 3 – 4 hạch nhân. Tế bào chất xuất hiện một số chấm sáng không bắt màu thuốc nhuộm eosine. Khi chiếu tia tử ngoại liều 800 lux, 1000 lux, quan sát thấy màng nhân dày lên, một số tế bào có nhân không bắt màu hematocyline và có 3 – 4 hạch nhân. Tế bào chất có hiện tượng hốc hóa, một biểu hiện của sự tổn thương vùng dưới tác động của tia tử ngoại liều cao. Với mô lách: Khi chiếu tia tử ngoại liều 300 lux, 600 lux, quan sát thấy hiện tượng tan huyết còn với chuột không chiếu tia tử ngoại thì không có hiện tượng này. Khi chiếu tia tử ngoại liều 800 lux, 1000 lux, quan sát thấy hiện tượng xung huyết. Vùng xung huyết chính là những “nghĩa địa chôn hồng cầu”, chứng tỏ mô lách bị tổn thương nhiều hơn dưới tác động của tia tử ngoại liều cao.

Từ khóa
gan, lách, chuột, tia tử ngoại