NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ HỌ BƯỚM GIÁP (NYMPHALIDAE) Ở RỪNG CAO MUÔN, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
Lê Trọng Sơn, Võ Văn Ánh
Họ bướm Giáp (Nymphalidae, Lepidoptera) là một họ có mức độ đa dạng loài cao nhất. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về họ bướm Giáp (Nymphalidae, Lepidoptera) được công bố khá nhiều, tuy nhiên trên địa bàn vùng rừng, núi tỉnh Quảng Ngãi còn hạn chế. Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2011 -2012 trên vùng rừng núi Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Đã xác định được 53 loài bướm Giáp thuộc 32 giống và 9 phân họ ở rừng Cao Muôn. Trong đó họ Satyrinae (12 loài/6 giống), Danainae (12 loài/5 giống), Nymphalinae (8 loài/5 giống), Heliconiinae (5 loài/5 giống), Limenitidinae (5 loài/3 giống), Morphinae (loài/ giống), Charaxinae (3 loài/2 giống), Cyre tinae (2 loài/1 giống), Biblidinae (2 loài/1 giống). Trung bình 1 phân họ có 5,89 loài, 3,56 giống; 1 giống có 1,65 loài.
Đặc trưng của khu hệ bướm Giáp ở rừng Cao Muôn: Độ đa dạng cao (-H’ =5,58), độ đồng đều cao (0,97). Các chỉ ố đa dạng: -H' = 5,58; J' = 0,97; d = 20,72 Phân bố trong các sinh cảnh theo thứ tự: Rừng thường xanh nhiệt đới ẩm ( loài, 26 giống) > thảm thực vật ven uối (38 loài, 23 giống) > rừng phục hồi au khi khai thác (22 loài, 19 giống) > thảm thực vật thứ inh (12 loài, 9 giống). Các loài phân bố ở độ cao dưới 300m có được 35 loài, 22 giống và 9 phân họ; ở độ cao từ 300 - 700m có 1 loài, 21 giống và 9 phân họ; chỉ có 8 loài, 6 giống và 5 phân họ ghi nhận ở độ cao trên 700m.