ĐẶC TRƯNG VÙNG ĐẤT NHẠY CẢM VỚI NGẬP LỤT TẠI BỜ NAM SÔNG HƯƠNG
Nguyễn Quốc Thắng
Những năm gần đây, dưới áp lực của đô thị hóa và biến đổi khí hậu, khu vực bờ Nam sông Hương thường xuyên bị ngập lụt với tần suất ngày càng dày và mực nước ngày càng cao, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất. Việc xác định mức độ ngập và đặc điểm của khu vực ngập để đề xuất hướng thoát lũ cho khu vực bờ Nam sông Hương vẫn còn nhiều bất cập. Qua cách tiếp cận khu vực nhạy cảm với ngập lụt tương ứng các mốc Báo động lũ tại trạm Kim Long – nghiên cứu này xác định quy mô của vùng đất nhạy cảm với ngập lụt chiếm 48% diệnt tích của bờ Nam sông Hương, trong đó có đến 110055097.6 ha có cao độ từ 0 đến 1 m; đất bị biến đổi do trồng lúa chiếm 52%, đất phù sa chiếm 26% và đất cát chiếm 18 % diện tích của vùng, điều này cho thấy vùng nhạy cảm với ngập lụt là vùng trũng thấp, thuận lợi cho các loại cây thủy sinh chịu ngập úng. Nghiên cứu cũng cho thấy có 37 % đất đã bị xây dựng, còn lại 56% đất nông nghiệp và 5% đất mặt nước; Từ 03 kịch bản điều tiết nước: 0%, 26% và 42% diện tích bờ Nam sông Hương sẽ không ngập khi mực nước sông Hương đạt Báo động 3, cho thấy hướng đề xuất phát huy vùng đất nhạy cảm với ngập lụt bằng cách sử dụng vùng đất cao từ 0 đến 1 m làm vùng chứa nước nông và tạo các hồ chứa tại các vùng sâu dưới 1 m vừa lưu trữ một lượng nước bằng giải pháp hạ tầng kỹ thuật để không tạo áp lực ngập lụt lên các khu vực khác, vừa duy trì đặc trưng vùng ngập nước về mặt sinh thái cảnh quan là giải pháp phù hợp cho bối cảnh bờ Nam sông Hương.
