MẪU HÌNH “CĂN PHÒNG KHÓA KÍN” CỦA EDGAR POE TRONG TRUYỆN TRINH THÁM “VẾT TAY TRÊN TRẦN” CỦA PHẠM CAO CỦNG

Nguyễn Thành Khánh

Tập 5, Số2
Thời gian xuất bản: 8/2016
Mục lục: mucluc.pdf
Email: thanhkhanhdtu@gmail.com
Tóm tắt

Phạm Cao Củng là một trong những người tiên phong, mở đường cho sự ra đời của thể loại truyện trinh thám ở nước ta trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Trong truyện trinh thám suy luận của Phạm Cao Củng, tuy vay mượn một thể loại văn học phương Tây nhưng ông đã Việt hóa một cách rất tài tình. Ông tiếp thu linh hoạt mẫu hình “căn phòng khóa kín” trong truyện trinh thám của nhà văn Mỹ Edgar Poe mà hầu hết các nhà văn trinh thám coi là khuôn mẫu, cộng thêm phần sáng tạo riêng của mình để xây dựng nên tác phẩm trinh thám đầu tay “Vết tay trên trần”, phù hợp với tâm lý, trình độ người Việt đương thời, góp phần đặt nền móng cho truyện trinh thám Việt Nam.

Từ khóa
truyện trinh thám suy luận, Phạm Cao Củng, A.E.Poe, mẫu hình, Việt hóa