CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN (1910 – 1945)

Cao Nguyễn Khánh Huyền

Tập 5, Số2
Thời gian xuất bản: 8/2016
Mục lục: mucluc.pdf
Email: khanhhuyencao2109@gmail.com
Tóm tắt

Từ năm 1910 đến năm 1945, Triều Tiên bị đặt dưới ách thống trị của Nhật Bản và phải chịu sự bóc lột trên nhiều phương diện, nhất là kinh tế, bị mất chủ quyền dân tộc và đứng trước nguy cơ bị đồng hóa. Nhật Bản đã “sáp nhập” Triều Tiên thành một phần lãnh thổ của mình thuộc Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á (Japan\'s Greater East Asia CoProsperity Sphere) đồng thời tận dụng những lợi thế về khoa học - kỹ thuật và sức mạnh quân sự để khai thác các nguồn lương thực, tài nguyên và nhân lực của Triều Tiên. Dưới tác động từ những chính sách khai thác thuộc địa của Nhật Bản, nền kinh tế Triều Tiên có những biến chuyển nhất định theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử đó, bài viết nhằm khái quát những chính sách trọng điểm về kinh tế của Nhật Bản đối với Triều Tiên trong giai đoạn 1910 - 1945, từ đó nêu ra những tác động của các chính sách đó đối với nền kinh tế của bán đảo này.

Từ khóa
Triều Tiên, Nhật Bản, kinh tế, chính sách