VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

Đào Thị Cẩm Nhung

Tập 5, Số2
Thời gian xuất bản: 8/2016
Mục lục: mucluc.pdf
Email: daocamnhung4444@gmail.com
Tóm tắt

Một trong những mục tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch được cơ cấu lao động nông thôn sang hướng phi nông nghiệp. Chính vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng làng nghề có một ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, 4 làng nghề: Đúc đồng Phước Kiều, chiếu chẽ Triêm Tây, tráng Phú Triêm và nước mắm Hà Quảng với tổng số hộ sản xuất là 657 hộ, thu hút hơn1000 lao động, với giá trị sản xuất 44 tỷ/năm (theo giá hiện hành) đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội ở Điện Bàn đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, việc phát triển các làng nghề cũng gặp không ít khó khăn như: Biến động lao động làng nghề, công tác đào tạo tay nghề và đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm còn quá nhỏ hẹp, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và quảng bá sản phẩm, hệ thống các ngành sản xuất hộ trợ, nhất là trong các khâu sản xuất, khai thác và xử lý nguyên vật liệu phục vụ cho các loại ngành nghề dù đã được tăng cường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Từ khóa
làng nghề, nông thôn mới, phát triển