TẠO CHẾ PHẨM LÂN SINH HỌC TỪ CÁC CHỦNG NẤM MỐC PHÂN LẬP TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN VÀ THỬ NGHIỆM TRÊN CÂY CHÁ (ESCOECARIA AGALLOCHA)

Hoàng Dương Thu Hương, Phạm Thị Ngọc Lan

Tập 7, Số1
Thời gian xuất bản: 2/2017
Mục lục: mucluc.pdf
Email: thuhuongcnk32@gmail.com
Tóm tắt

Hai chủng nấm mốc (Aspergillus oryzae M33 và A. japonicus M72) có khả năng hòa tan phosphate vô cơ mạnh được sử dụng để tạo chế phẩm lân sinh học trên 5 nguồn cơ chất riêng lẻ và 4 nguồn cơ chất phối trộn. Nguồn cám gạo và 2 công thức phối trộn: cám gạo – lõi ngô và cám gạo – bã mía là thích hợp cho sự tồn tại của nấm mốc hòa tan phosphate vô cơ trong chế phẩm. Sau thời gian bảo quản 60 ngày, số lượng nấm mốc đạt 2,21 – 2,67 x 109 CFU/g chế phẩm. Hai chủng nấm mốc đã được lây nhiễm vào bầu đất trồng cây chá và một số đặc tính của cây đã thay đổi một cách đáng kể. Chiều cao cây tăng 197,53% - 213,20%, số lá cây tăng 160,56% – 202,16%, trọng lượng tươi tăng 52,35% - 67,06% và trọng lượng khô tăng 66,67% – 114,81% trong các thí nghiệm đối với các chủng Aspergillus oryzae M33 và A. japonicus M72 sau 3 tháng thử nghiệm.

Từ khóa
Cây ngập mặn, Hòa tan phosphate, Nấm mốc