NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG CỬA SÔNG TIỀN, TỈNH TIỀN GIANG

Hoàng Thị Quỳnh Diệu, Nguyễn Văn Hợp, Lê Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Hải Phong

Tập 8, Số1
Thời gian xuất bản: 3/2017
Mục lục: mucluc.pdf
Email: hoangqdieu @gmail.com
Tóm tắt

Các kết quả phân tích các thông số chất lượng nước (pH, DO, TSS, TSS, amoni (NH4), nitrat (NO3), photphat (PO4), COD, BOD5, độ cứng, các kim loại độc Ni, Cr, As, Pb, Cu, Zn và Fe, Mn) trong 3 đợt (tháng 6, 8 và 11/2015) ở vùng cửa sông Tiền cho thấy: các thông số pH, N-NO3 và các kim loại độc, Mn đều thỏa mãn yêu cầu đối với chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh (theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT); Những lo lắng về chất lượng nước vùng khảo sát gồm: Hàm lượng trung bình của TSS cao (82 – 110 mg/L), DO thấp (5,2 – 5,7 mg/L); N-NH4 (0,08 – 0,09 mg/L) và P-PO4 (0,15 – 0,20 mg/L) tương đương với mức cho phép; Fe cao (817 – 1279 mg/L), vượt mức cho phép. Giữa giữa hàm lượng TDS, TSS, N-NH4, P-PO4, COD, BOD5 và các kim loại (trừ Mn, Ni) có tươn g quan tuyến tính với R ³ 0,56 (p < 0,01); giữa giữa hàm lượng các kim loại cũng có tương quan tuyến tính với R = 0,58 – 0,91 (p < 0,01), riêng đối với Mn và Ni, R = 0,45 (p < 0,05). Biến động chất lượng nước vùng khảo sát chủ yếu là do đóng góp của sông Tiền.

Từ khóa
chất lượng nước, kim loại độc, sông Tiền
File tóm tắt: Chưa tải lên
File toàn văn: Chưa tải lên