MỐI QUAN HỆ GIỮA FOLKLORE VÀ VĂN HỌC VIẾT: LỊCH SỬ VÀ NHỮNG KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tập 8, Số2
Thời gian xuất bản: 3/2017
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nganpedagogy@gmail.com
Tóm tắt

Việc nghiên cứu vai trò và sự tồn tại của các thành tố folklore đối với sự ra đời và phát triển của văn học viết đã trải qua một quá trình xung đột lâu dài trong giới học thuật. Trong khi một số học giả thuộc trường phái Elitist (tinh hoa) xem xét các chất liệu folklore như những di chỉ hóa thạch thì phần lớn các nhà nghiên cứu khác cho rằng việc học tập các phương diện của văn hóa dân gian, kiến thức của những người thất học, cách kể một câu chuyện tự sự… đã cung cấp một hệ chất liệu tuyệt vời cho các nhà văn sáng tạo. Do đó, việc nghiên cứu mối quan hệ này, theo thời gian, càng lúc càng trở nên phức tạp hơn khi thay vì chỉ căn cứ vào “các yếu tố dân gian” hiện hữu trong văn học viết để đo lường sự ảnh hưởng, các nhà khoa học đã hướng tới việc nghiên cứu quá trình tái thiết phức tạp các cấu trúc văn hóa dân gian trong văn học với từng thể loại và giai đoạn lịch sử cụ thể.

Từ khóa
văn học dân gian, văn học viết, truyện cổ tích, truyện truyền kỳ
File tóm tắt: Chưa tải lên
File toàn văn: Chưa tải lên