“QUYỀN LỰC MỀM” TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC SAU PHÁN QUYẾT NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA TÒA TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

Trịnh Thị Định, Nguyễn Việt Trung

Tập 8, Số2
Thời gian xuất bản: 3/2017
Mục lục: mucluc.pdf
Email: trinhthidinh@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Học thuyết quyền lực mềm được Trung Quốc phát triển như một chiến lược trong chính sách đối ngoại và áp dụng rộng rãi từ thập niên đầu của thế kỷ XXI. Bằng nhiều phương pháp khác nhau, việc áp dụng quyền lực trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đã phát huy sức mạnh và đã gặt hái được những thành quả nhất định, góp phần giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra thế giới, nhất là khu vực các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Tuy nhiên, thái độ của Trung Quốc đối với vụ kiện liên quan đến Biển Đông của Trung Quốc do Philippines đứng đơn và việc Trung Quốc phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) ngày 12/7/2016 dường như đang làm suy giảm sức mạnh của quyền lực mềm Trung Quốc.

Trên cơ sở đánh giá những thành công của việc áp dụng quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, tiến trình của vụ kiện do PCA thụ lý từ năm 2013, lập trường và thái độ của Trung Quốc đối với vụ kiện và phán quyết của Tòa, bài viết đưa ra những phân tích và đánh giá về tác động của vụ kiện đến tương lai của việc phát huy sức mạnh quyền lực mềm của Trung Quốc trong tương lai.

Từ khóa
Trung Quốc, quyền lực mềm, chính sách đối ngoại, tranh chấp, Tòa Trọng tài, phán quyết
File tóm tắt: Chưa tải lên
File toàn văn: Chưa tải lên