ĐA DẠNG GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NẤM LỚN Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ngô Anh, Võ Bá Định
Thành phần loài của khu hệ nấm lớn ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Chúng tôi đã xác định được 182 loài thuộc 64 chi, 30 họ, 20 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành:Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện 20 loài mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam.
Khu hệ nấm lớn ở ở huyện Nam Đông rất đa dạng về giá trị tài nguyên, gồm: 30 loài nấm ăn, 40 loài nấm làm dược liệu, 2 loài nấm cộng sinh có lợi, 27 loài nấm hoại sinh trên đất.
Ngoài ra trong khu hệ nấm lớn Nam Đông phát hiện được 4 loài nấm độc, 21 loài nấm kí sinh gây bệnh thực vật và 132 loài nấm hoại sinh phá hủy gỗ.
Khu hệ nấm lớn ở huyện Nam Đông có 1 loài nguy cấp là Lentinus sajor – caju (EN) và 1 loài sẽ nguy cấp: Cookeina tricholoma (VU) đã được ghi tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Nhiều loài có tiềm năng trong công nghệ sinh học như: Xích chi (Ganoderma lucidum), Thanh chi (Ganoderma philippii), Tử chi (Ganoderma fulvellum), Hắc chi (Ganoderma subresinosum) và Cổ linh chi (Ganoderma australe).