VĂN HÓA SINH THÁI CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở HUYỆN CƯ M’GAR TỈNH ĐẮK LẮK
Trần Thanh Nhàn, Trần Thị Mai An
Thời gian gần đây, trong bức tranh nghiên cứu về người Ê đê ở Việt Nam, nhiều học giả đã đặt vấn đề văn hóa sinh thái tộc người như một nội dung quan trọng khi tiếp cận bàn về sự phát triển bền vững vùng. Trong lý luận của khoa học nhân học, chúng ta biết rằng đặc điểm văn hóa sinh thái luôn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, bởi lẽ quy luật sinh tồn cho thấy bất kỳ sinh vật nào muốn tồn tại cũng phải thể hiện bản năng thích nghi với môi trường tự nhiên; và con người cũng không thể thoát khỏi quy luật ấy. Bài viết này, với nghiên cứu trường hợp ở người Ê đê huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk, sẽ phác họa một bức tranh văn hóa sinh thái tộc người Ê đê nhằm nhấn mạnh hơn sự cần thiết trong việc chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa con người và môi trường trong bối cảnh hướng đến một sự phát triển bền vững cho vùng.