TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG MÔI TRƯỜNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

Hoàng Việt Thịnh, Nguyễn Trường Khoa, Võ Văn Dũng, Nguyễn Hữu Nam, Lê Văn An, Nguyễn Văn Hợp

Tập 2, Số1
Thời gian xuất bản: 12/2014
Mục lục: mucluc.pdf
Email: hoangthinhqt@gmail.com
Tóm tắt

Trên cơ sở các kết quả điều tra và khảo sát, đã phát hiện được 60 điểm tồn trữ hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) quá hạn, cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và chúng được chia thành 3 nhóm: nhóm các điểm có thể kiểm soát (07/60 điểm), nhóm các điểm khó kiểm soát (41/60 điểm) và nhóm các điểm cần phải xử lý sớm (12/60 điểm). Các điểm tồn trữ này chủ yếu chứa các loại HCBVTV thuộc các nhóm khác nhau như DDT, BHC, 2,4-D (nhóm clo); Wolfatox (hay methyl parathion), Bi-58, Basudin (nhóm photpho) và nhóm khác: Falizan, Metafot, Bassa, kẽm photphua… với tổng khối lượng khoảng 1.260 kg dạng bột và 32 lít dạng lỏng. Kết quả phân tích HCBVTV nhóm clo trong 8 mẫu trầm tích sông cho thấy, chỉ phát hiện được dư lượng nhóm DDT trong cả 8 mẫu khảo sát, trong đó đồng phân p,p’-DDT chiếm chủ yếu (56%), còn lại là hai đồng phân p,p’-DDE và p,p’-DDD (46%); một mẫu trầm tích sông Cánh Hòm có dư lượng tổng nhóm DDT vượt quá mức cho phép (so với QCVN 43:2012/BTNMT về chất lượng trầm tích). Trên cơ sở các kết quả thu được đã đề xuất một số giải pháp định hướng về quản lý và kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm môi trường do HCBVTV gây ra.

Từ khóa
HCBVTV, Quảng Trị, trầm tích