SỬ DỤNG CHỈ SỐ SINH HỌC TẢO PHÙ DU ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lương Quang Đốc, Phan Thị Thúy Hằng

Tập 2, Số1
Thời gian xuất bản: 12/2014
Mục lục: mucluc.pdf
Email: luongquangdoc@gmail.com
Tóm tắt

Các chỉ số sinh học tảo phù du được sử dụng trong báo cáo này bao gồm chỉ số dinh dưỡng hỗn hợp (Nygaard, 1949) và chỉ số ô nhiễm Palmer (1969). Dinh dưỡng môi trường nước ở hệ thống sông Hương trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2012 - 5/2013 ghi nhận ở mức độ trung bình với chỉ số Nygaard biến động từ 0,34 đến 22, giá trị trung bình là 2,8. Những khu vực giàu dinh dưỡng (chỉ số Nygaard > 3) là đoạn sông từ thành phố Huế đến đập Thảo Long và đoạn cuối nhánh sông Bồ (từ Tứ Hạ đến ngã ba Sình). Chỉ số ô nhiễm Palmer ghi nhận môi trường nước sông đã có nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt khu vực hạ lưu sông Hương và sông Tả Trạch đã xuất hiện ô nhiễm hữu cơ với giá trị chỉ số lớn hơn 20. Sự biến động các chỉ số dinh dưỡng và ô nhiễm có mối liên hệ tuyến tính, tăng dần theo hướng từ thượng lưu về hạ lưu và có liên quan đến xu hướng thay đổi hàm lượng ô xy hòa tan, BOD trong nước.

Từ khóa
Chỉ số dinh dưỡng, chỉ số Nygaard, chỉ số Palmer, sông Hương, tảo phù du