NGHIÊN CỨU SỰ TÍCH LŨY PROTEIN, LECTIN VÀ ĐẶC TRƯNG PHỔ ĐIỆN DI PROTEIN CỦA ĐẬU CÔ VE (Phaseolus vulgaris L.)

Cao Đăng Nguyên, Thái Lê Sơn, Phạm Thị Cẩm Nhung

Tập 2, Số1
Thời gian xuất bản: 12/2014
Mục lục: mucluc.pdf
Email: caodangn@yahoo.com
Tóm tắt

Nghiên cứu sự tích lũy protein và lectin của đậu cô ve trồng trênhai vùng đất-Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thấy rằng: protein đều tích lũy mạnh nhất ở hạt của giai đoạn chín thu hoạch (83,84 mg/g ở Huế và 98,655 mg/g ở Quảng Trị). Sự tích lũy lectin cũng đều chỉ xuất hiện ở một số cơ quan trong những giai đoạn nhất định và nhiều nhất trên hạt ở giai đoạn chín thu hoạch (354,448 U/mg ở Quảng Trị và 122,137 U/mg ở Huế).

Nghiên cứu phổ điện di dịch chiết protein tổng số các cơ quan khác nhau của cây trong nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển cũng cho thấy: trong rễ chứa nhiều loại protein có khối lượng phân tử nằm trong khoảng 18-45 kDa, có một băng đặc trưng khoảng 44 kDa; trong thân từ 23-97 kDa, đặc trưng bởi hai băng khoảng 23 kDa và 45 kDa; trong lá có các protein khoảng 17-97 kDa, đặc trưng các băng khoảng 25 kDa, 39 kDa và 50 kDa; Trong hoa từ 23-50 kDa; Trong quả từ 23-66 kDa, đặc trưng ở vị trí 66 kDa và trong hạt khoảng 18-97 kDa với một số băng đặc trưng khoảng 23 kDa, 31 kDa, 48 kDa và 67 kDa.

Lectin đậu cô ve được tinh sạch bằng sắc ký trao đổi ion trên DEAE-Sephadex A-25, sau điện di SDS-polyacrylamide xác định được có khối lượng phân tử khoảng 35 kDa.

Từ khóa
Đậu cô ve, điện di, lectin, protein, sắc ký