KIẾN TRÚC NHÀ GUOL VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẰNG KÍCH THƯỚC CƠ THỂ CỦA NGƯỜI CƠ TU

Nguyễn Ngọc Tùng, Hirohide Kobayashi, Võ Ngọc Đức

Tập 2, Số1
Thời gian xuất bản: 12/2014
Mục lục: mucluc.pdf
Email: kts.nguyentung@gmail.com
Tóm tắt

Với dân số khoảng 59.000, dân tộc thiểu số Cơ tu phân bố chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Nhà cộng đồng truyền thống, hay còn gọi là nhà Guol của dân tộc Cơ tu có đặc trưng kiến trúc rất độc đáo thể hiện qua các mô típ trang trí ở đỉnh mái, bố trí các hệ cột và chức năng của chúng. Từ xưa, việc xây dựng nhà Guol được dựa trên module kích thước cơ thể người. Qua khảo sát tại xã Thượng Lộ và Thượng Quảng ở Huyện Nam Đông cho thấy, dân làng đã sử dụng 17 đơn vị module kích thước cơ thể người để xây dựng nhà Guol của làng. Hiện nay, kiến thức bản địa về sử dụng đơn vị module kích thước cơ thể người đang dần biến mất. Chính vì vậy, việc ghi và lưu giữ kiến thức này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn một phương pháp truyền thống trong xây dựng nhà Guol của dân tộc Cơ tu.

Bên cạnh đó, tình trạng Kinh hóa ở các nhà Guol ngày càng nhiều mà nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của quá trình hiện đại hóa, sự thiếu hụt các vật liệu địa phương và sự gia tăng về giá cả vật liệu xây dựng. Xu hướng biến đổi đó thực sự đáng báo động đối với công cuộc bảo tồn và gìn giữ một trong những giá trị văn hóa kiến trúc của người Cơ tu nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Từ khóa
Dân tộc thiểu số Cơ tu, nhà cộng đồng truyền thống, nhà Guol