NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TẾ BÀO HUYỀN PHÙ CÂY BÁCH BỆNH (Eurycoma longifolia Jack)

Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Tấn Quảng, Nguyễn Hoàng Lộc

Tập 16, Số2
Thời gian xuất bản: 7/2020
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nhloc@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) là một cây thuốc phổ biến, có các đặc tính dược lý như chống co thắt, gây độc tế bào, chống khối u, chống loét, kháng khuẩn và kích thích tình dục. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh giá khả năng sinh trưởng của tế bào huyền phù cây bách bệnh dưới ảnh hưởng của môi trường và các điều kiện nuôi cấy khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện nuôi cấy tốt nhất là môi trường MS cơ bản có bổ sung 1,25 mg/L NAA và 1 mg/L KIN, 3% sucrose, pH 5,75, tỷ lệ tiếp giống 3 g/bình, tốc độ lắc 120 vòng/phút. Sau 14 ngày nuôi cấy, sự tích lũy sinh khối tươi và khô đều đạt cao nhất, tương ứng là 17,27 g/bình và 0,76 g/bình. Phân tích HPLC cho thấy hàm lượng eurycomanone trong tế bào là 1,672 mg/g chất khô, bằng khoảng 80% so với mẫu rễ cây tự nhiên và cao hơn nhiều lần so với callus. Eurycomanone đã được tổng hợp rất tốt trong tế bào cây bách bệnh và dòng tế bào này có thể sử dụng để sản xuất eurycomanone ở quy mô lớn.

Từ khóa
bách bệnh, điều kiện nuôi cấy, Eurycoma longifolia Jack, eurycomanone, tế bào huyền phù