KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THỤ Pb VÀ Hg CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT

Nguyễn Thị Tố Nga, Lê Văn An, Đường Văn Hiếu

Tập 16, Số2
Thời gian xuất bản: 7/2020
Mục lục: mucluc.pdf
Email: dvhieu@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Nghiên cứu khả năng hấp thụ kim loại nặng của thực vật có vai trò quan trọng trong xử lý ô nhiễm môi trường. Trong nghiên cứu này ba loài thực vật gồm chuối mỏ két (Heliconia psittacorum L.f), phát tài (Dracaena braunii) và rau muống Nhật (Aglaonema muntifolium) đã được nghiên cứu, khảo sát khả năng hấp thụ chì (Pb), thủy ngân (Hg) trong môi trường nước. Các loài thực vật đã được thử nghiệm khả năng hấp thụ Pb và Hg ở các nồng độ khác nhau trong các điều kiện thay đổi pH. Các thí nghiệm đã ghi nhận khả năng hấp thụ Pb cao nhất xác định được ở cây muống Nhật với tỷ lệ trên 53%. Tuy nhiên, không thấy sự khác nhau đáng kể trong hấp thụ Hg của ba loài nghiên cứu. Ngoài ra, điều kiện pH cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Pb và Hg của các loài khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng của cây phát tài và rau muống Nhật để xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước.

Từ khóa
kim loại nặng, Heliconia psittacorum L.f , Dracaena Sanderia, Aglaonema muntifolium