QUÁ TRÌNH CẢI BIẾN VÀ SỰ THIẾT LẬP CÁC VIỆN ĐẠI HỌC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1957

Phạm Ngọc Bảo Liêm

Tập 2, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2014
Mục lục: mucluc.pdf
Email: pnbliem@gmail.com
Tóm tắt

Sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneva (1954), hệ thống giáo dục đại học của Pháp ở Đông Dương thiết lập từ đầu thế kỷ XX (chủ yếu đóng ở Hà Nội) từng bước được di chuyển vào Sài Gòn để rồi từ đó được cải đổi để hình thành một hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Những năm tiếp sau đó, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của “quốc gia”, chính quyền Sài Gòn đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng một nền giáo dục đại học mới; các viện/trường đào tạo bậc đại học và cao đẳng lần lượt được thành lập như Viện Đại học Huế, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Trường Quốc gia Nông Lâm Mục... Tuy chịu ảnh hưởng ngày càng rõ tư tưởng và triết lý của giáo dục đại học Mỹ thời gian sau đó, hệ thống giáo dục đại học ở miền Nam Việt Nam vẫn mang đậm dấu ấn của giáo dục đại học Pháp, nhất là trong giai đoạn 1954 - 1957.

Từ khóa
Giáo dục đại học, miền Nam Việt Nam, 1954 - 1975