NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI Ở DI TÍCH ĐÌNH TRÀNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU KINH ĐÔ CỔ LOA

Lại Văn Tới

Tập 2, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2014
Mục lục: mucluc.pdf
Email: laivantoitckch@gmail.com
Tóm tắt

Đình Tràng là di tích quan trọng và tiêu biểu trong thời kỳ kim khí Việt Nam. Di chỉ khảo cổ Đình Tràng được xác định dày trên 2m và chứa các di tích, di vật của 04 lớp văn hoá phát triển liên tục trong thời gian dài trên 2.000 năm, từ văn hoá Phùng Nguyên qua Đồng Đậu và Gò Mun lên văn hoá Đông Sơn.

Năm 2010, di chỉ Đình Tràng được khai quật 02 lần với tổng diện tích 375m2. Kết quả khai quật đã khẳng định: Đình Tràng là di tích cư trú – mộ táng rất quan trọng trong thời đại kim khí ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Đặc biệt, trong lớp văn hoá Đông Sơn đã phát hiện được 04 loại hình di tích quan trọng là: Di tích mộ táng, hệ thống 56 lò đúc đồng, di tích lỗ chân cọc gia cố đắp luỹ đất và di tích dòng Hoàng Giang cổ. Nghiên cứu các di tích này, tác giả cho rằng, chúng có quan hệ mật thiết và hữu cơ với khu di tích Cổ Loa - kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương, thế kỷ 3-2 trước Công nguyên.

Từ khóa
Cổ Loa, di tích, Đình Tràng