NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NANO SẮT LÊN SỰ HÌNH THÀNH RỄ VÀ TẠO CÂY HOÀN CHỈNH CỦA CÂY DÂU TÂY (Fragaria x ananassa), SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) NUÔI CẤY IN VITRO

Đỗ Mạnh Cường, Hà Thị Mỹ Ngân, Hoàng Thanh Tùng, Vũ Quốc Luận, Vũ Thị Hiền, Trương Thị Bích Phượng, Dương Tấn Nhựt

Tập 17, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2020
Mục lục: mucluc.pdf
Email: duongtannhut@gmail.com
Tóm tắt

Hiện nay, những tiến bộ về khoa học vật liệu đã tạo tiền đề để công nghệ nano có mặt trong nhiều lĩnh vực như vật lý, hoá học, sinh học. Trong đó, nano sắt đã trở thành một nguồn vật liệu mới được ứng dụng nhiều trong ngành sinh học nông nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nano sắt đến các loài thực vật đặc biệt là trong nuôi cấy mô thực vật vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm thử nghiệm dùng vật liệu nano sắt thay thế cho Fe-EDTA trong quá trình ra rễ, sinh trưởng, phát triển của cây Dâu tây và sâm Ngọc Linh trong nuôi cấy in vitro. Các chỉ tiêu về tỷ lệ ra rễ, chiều cao cây, chiều rộng lá, số rễ, chiều dài rễ, trọng lượng tươi, trọng lượng khô và chỉ số SPAD được khảo sát. Kết quả cho thấy, nano sắt trong môi trường nuôi cấy ở nồng độ 1,4 mg/L cho sự ra rễ và sinh trưởng tốt nhất trên đối tượng Dâu tây, trong khi đối với sâm Ngọc Linh là 5,6 mg/L. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nồng độ, nano sắt lại gây ức chế và giảm sự sinh trưởng các loài cây trong nghiên cứu; cũng như thúc đẩy quá trình tạo phôi ở cây sâm Ngọc Linh.

Từ khóa
Dâu tây, hình thành rễ, in vitro, nano sắt, sâm Ngọc Linh