ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẦM TÍCH HOLOCEN Ở ĐỒNG BẰNG THỪA THIÊN HUẾ

Vũ Quang Lân, Trần Quang Phương, Hoàng Ngô Tự Do

Tập 17, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2020
Mục lục: mucluc.pdf
Email: hoangngotudo@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Đồng bằng Thừa Thiên Huế với hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á nằm trên một tập trầm tích Holocen có các đặc trưng như sau: Các trầm tích Holocen có diện phân bố rộng rãi với nhiều kiểu nguồn gốc như sông, sông – biển, biển – sông – đầm lầy, biển, biển – gió, tạo nên các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt đồng bằng. Theo mặt cắt đứng từ dưới lên trên, các trầm tích chuyển tướng từ trầm tích lòng sông – cửa sông/đầm lầy ven biển – vũng, vịnh biển – delta/đê cát, bãi triều – bãi bồi và lòng đầm phá thể hiện một chu kỳ biển tiến – biển lùi đã xảy ra trong Holocen. Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng Thừa Thiên Huế trong Holocen bị chi phối bởi biển tiến Flandrian và hoạt động tân kiến tạo địa phương làm cho trầm tích Holocen có đặc điểm thành phần vật chất, cổ sinh, tướng trầm tích và bề dày khác nhau.

Từ khóa
Đồng bằng Thừa Thiên Huế, trầm tích Holocen, lịch sử phát triển địa chất