NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG SINH KHOÁNG CỦA GRANITOID KHỐI NGỌC TỤ, KON TUM

Đỗ Đức Nguyên, Nguyễn Văn Niệm, Bùi Trọng Tấn, Đinh Công Tiến, Hồ Thị Thư

Tập 17, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2020
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nguyen180@gmail.com
Tóm tắt

Đối tượng nghiên cứu là thành tạo granitoid khối Ngọc Tụ phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Pô Cô, khối Kon Tum thuộc địa khối Indosinia. Chúng xuyên cắt qua các đá gneis biotit, plagioclas hệ tầng Tắc Pỏ và ở rìa tiếp xúc phổ biến hiện tượng anbit hoá và các đá sừng. Granitoid của khối thuộc kiểu kiềm vôi cao kali (Na2O+K2O = 5,1-8,4%) và thuộc chế độ kiến tạo granit nội mảng. Tỷ lệ K/Rb của granitoid dao động từ 88,1 đến 135,2, cho thấy các đá có sự tiến hóa cao và phân dị mạnh dẫn đến có khả năng sinh khoáng cao. Tỷ lệ Sm/Eu (2,7-14,2), Zr/Hf (11,8-42,6) và K/Rb cho thấy khả năng sinh khoáng thiếc của granitoid khối Ngọc Tụ thấp; trong khi đó tỷ lệ Rb/Sr (4,1-14,0), Ce/Y (2,74-14,26) và chỉ số màu (CI=26,58-58,68) cho thấy granitoid khối Ngọc Tụ có tiềm năng sinh khoáng molybden.

Từ khóa
Granitoid, Ngọc Tụ, tiềm năng sinh khoáng