DẤU ẤN ĐÔ THỊ HÀ NỘI - HUẾ - SÀI GÒN XƯA QUA NGHỆ THUẬT ỨNG XỬ BẢN ĐỊA

Ngô Minh Hùng

Tập 18, Số1
Thời gian xuất bản: 6/2021
Mục lục: mucluc.pdf
Email: hung.nm@vlu.edu.vn
Tóm tắt

Nhiều năm qua, khái niệm di sản văn hóa (kiến trúc) trong thực tế và nghiên cứu học thuật được phổ cập tương đối rộng rãi. Ở nước đang phát triển, khi đề cập đến bảo tồn dấu ấn (trong) đô thị, nhà quản lý đô thị liên tưởng tới công tác trùng tu một công trình văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng (hay) kiến trúc cổ... Tuy nhiên trong thực tế, nhiều công trình đã được bảo tồn khá thành công ở Việt Nam; song hình ảnh, nét đặc trưng của nơi chốn đó dần biến dạng và bị phá vỡ bởi nhiều nguyên nhân. Vì thế, với cách tiếp cận mới mẻ hơn về nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường di sản (vật thể) cho thấy sự cần thiết chuyển dịch tư duy về nhận diện dấu ấn đô thị trong chính cộng đồng trước quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại đô thị đại diện vùng-miền như đô thị Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Tìm hiểu thêm về khu 36 phố phường, phố Gia Hội- Chợ Dinh và Sài Gòn xưa, không những thấy rõ “những dấu ấn nơi chốn” được trải nghiệm thông qua mối tương tác gìn giữ tiềm ẩn mà còn nắm bắt được quá trình biến đổi và giải nghĩa sự hình thành cấu trúc liên quan. Bài viết làm rõ một số nền tảng cốt lõi tạo dựng dấu ấn đô thị bản địa. Đây là cơ sở cho các nhà đô thị tiếp cận, xây dựng chương trình bảo tồn di sản văn hóa tích hợp với phát triển đô thị bền vững.

Từ khóa
bảo tồn di sản, đô thị di sản, nơi chốn, nghệ thuật ứng xử