THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở HUYỆN TIỂU CẦN, TỈNH TRÀ VINH

Hoàng Đình Trung, Trương Văn Cường

Tập 18, Số2
Thời gian xuất bản: 6/2021
Mục lục: mucluc.pdf
Email: hoangtrung_na_0208@yahoo.com
Tóm tắt

Bài báo công bố kết quả điều tra tổng hợp về thành phần loài sinh vật ngoại lai ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh trong 2 năm (2019 – 2020). Cho đến nay đã xác định được 16 loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại thuộc 15 giống, 13 họ, 11 bộ của 05 ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta), Nấm mốc (Oomycota), Thân mềm (Mollusca), Chân khớp (Arthropoda) và ngành Động vật có dây sống (Chordata). Trong đó, ngành Ngọc Lan có 8 loài thuộc 5 bộ, 5 họ, 7 giống. Ngành nấm mốc có 1 bộ, 1 họ, 1 giống và 1 loài. Ngành Thân mềm có 2 bộ, 2 họ, 2 giống và 2 loài. Ngành Chân khớp có 1 bộ, 2 họ, 2 giống và 2 loài. Ngành Động vật có dây sống gồm 2 bộ, 3 họ, 3 giống và 3 loài. Trong 16 sinh vật ngoại lai có mặt ở huyện Tiểu Cần, đã ghi nhận có 11 loài (chiếm 68,75%) ngoại lai xâm hại và 5 loài (chiếm 31,25%) có nguy cơ xâm hại (theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Nghiên cứu đã xác định và đánh giá được diện tích phân bố của 05 loài xâm hại phổ biến (bèo Lục bình, ốc Bươu vàng, Cá lau kiếng, nấm gây bệnh thối rễ và bọ Cánh cứng hại lá dừa) trên địa bàn huyện Tiểu Cần, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi thả thủy sản.

Từ khóa
Sinh vật ngoại lai, xâm hại, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh