NHẬT BẢN VỚI VIỆC TIẾP THU VĂN MINH TRUNG QUỐC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Nguyễn Văn Tận

Tập 18, Số3
Thời gian xuất bản: 6/2021
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nvtandhkh@yahoo.com.vn
Tóm tắt

Nhật Bản là nước duy nhất ở phương Đông mang trong mình những yếu tố có tính chất đặc trưng của cả phương Đông và phương Tây. Tính chất đặc trưng này được thể hiện qua thể chế chính trị kép vừa mang tính tập trung chuyên chế nhưng đồng thời vừa thể hiện tính phân quyền qua cấu trúc Bakuhan hay là Mạc Phủ - Công quốc thời phong kiến. Trên bình diện kinh tế Nhật Bản cũng tồn tại chế độ trang viên giống với Tây Âu thời trung đại. Sở dĩ Nhật Bản mang trong mình cả hai yếu tố trên là xuất phát từ việc Nhật Bản tiếp thu văn minh Trung Quốc thời nhà Đường. Nhật Bản muốn tạo ra một khuôn mẫu nhà nước quân chủ chuyên chế giống như Trung Quốc nhưng rốt cuộc Nhật Bản lại phát triển theo con đường riêng biệt. Làm rõ quá trình tiếp thu văn minh Trung Quốc trên ba bình diện chính trị, kinh tế và văn hóa để từ đó thấy được hệ quả từ việc tiếp thu trên đối với tiến trình phát triển lịch sử Nhật Bản là nội dung chính mà tác giả của bài báo muốn đề cập đến.

Từ khóa
Nhật Bản, Trung Quốc, văn minh