ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ BÙ KIM LOẠI KIỀM ĐẾN CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT ÁP ĐIỆN CỦA GỐM KNLNS-BNKZ
Phan Đình Giớ, Ngô Vũ Hoài, Trần Lê Bích Thuận, Nguyễn Thị Thanh Huệ
Gốm áp điện không chì 0,96(K0,48Na0,48Li0,04)1+x (Nb0,95Sb0,05) O3-0,04Bi0,5 (Na0,82K0,18)0,5 ZrO3 với nồng độ bù kiềm x = 0, 0,01, 0,02, 0,03, 0,04, 0,05 đã được chế tạo bằng phương pháp gốm truyền thống kết hợp với kỹ thuật thiêu kết hai bước. Ảnh hưởng của hàm lượng bù kiềm đến cấu trúc, vi cấu trúc và các tính chất áp điện của hệ gốm đã được nghiên cứu để xác định nồng độ bù kiềm tối ưu cho hệ gốm. Kết quả thực nghiệm cho thấy ứng với 0 £ x £ 0,03, các mẫu gốm đều có cấu trúc thuần perovskit với pha hỗn hợp tứ giác-mặt thoi (R-T), tuy nhiên khi x ³ 0,04 trong gốm xuất hiện thêm một pha nhỏ thứ hai có cấu trúc tứ giác. Tại nồng độ bù kiềm x = 0,02, gốm có vi cấu trúc đồng đều, các hạt xếp chặt, ít lỗ xốp, các thông số đặc trưng cho tính chất của vật liệu là cao nhất. Cụ thể mật độ gốm đạt được 4,45 g/cm3, hệ số liên kết điện cơ kp = 0,47, kt = 0,51, d33 = 236 pC/N. Các giá trị này cao hơn nhiều so với mẫu không bù kiềm.