ĐẶC TRƯNG LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG CỦA HỆ GỐM (1-x)BNKT-xBCZT

Lê Thị Duy Thảo, Hồ Thị Kim Phụng, Lê Đại Vương

Tập 20, Số1
Thời gian xuất bản: 5/2022
Mục lục: mucluc.pdf
Email: ledaivuongqb@gmail.com
Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, hệ gốm không chì (1-x)Bi0,5(Na0,4K0,1)TiO3 - x(Ba0,844Ca0,156)(Zr0,096Ti0,904)O3 (BNKT-BCZT, với x = 0,0; 0,025; 0,05; 0,075 và 0,1) đã được chế tạo sử dụng kỹ thuật định hướng. Ảnh hưởng của nồng độ BCZT đến cấu trúc, vi cấu trúc và tính chất lưu trữ năng lượng của hệ gốm đã được khảo sát. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng tất cả các mẫu đều có pha perovskit tinh khiết với cấu trúc pha thay đổi từ cấu trúc mặt thoi (R3c) sang cấu trúc tứ giác (P4bm) trong vùng nồng độ BCZT từ 0 đến 0,10 mol bằng kỹ thuật tinh chỉnh Rietveld của các mẫu XRD. Tại nồng độ x = 0,05 mol, hệ gốm có tính chất điện môi tốt nhất: Độ phân cực dư Pr = 21,1 µC/cm2; Điện trường kháng Ec = 7,6 kV/cm; Mật độ năng lượng đạt 0,43 J/cm3; Hiệu suất lưu trữ năng lượng của vật liệu đạt 50,7%. Việc pha tạp BCZT đã cải thiện mật độ lưu trữ năng lượng của gốm BNKT gần 400% so với gốm BNKT không pha tạp.

Từ khóa
Gốm không chì, BNKT-BCZT, Mật độ lưu trữ năng lượng, Hiệu suất lưu trữ năng lượng, Tính chất sắt điện