MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN TU MƠ RÔNG, TỈNH KON TUM

Phan Thị Bích Thao, Nguyễn Việt Thắng, Nguyễn Minh Trí

Tập 20, Số2
Thời gian xuất bản: 5/2022
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nguyenminhtri@husc.edu.vn
Tóm tắt

Cây Đảng sâm (Codonopsis javanica) thường mọc xen trong các trảng cỏ, nương rẫy, ven rừng, ven suối..., ở độ cao từ 800 – 1700 m, sinh trưởng và phát triển tốt ở các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây và Ngọc  Yêu, thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Người dân địa phương thường khai thác bộ rễ, phơi khô, sắc lấy nước hoặc ngâm rượu uống, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ sức khỏe...  hoặc sử dụng ngọn non và lá tươi làm rau ăn. Đảng sâm có thể nhân giống bằng hạt, đoạn thân già hay đầu cổ rễ. Hiện nay, người dân  địa phương thường nhân giống bằng các đầu cổ rễ sau khi khai thác củ hàng năm. Kết quả định tính thành phần hóa học trong rễ Đảng sâm gồm có:  flavonoid, saponin, tanin, đường khử tự do, acid hữu cơ, tinh bột và chất béo.

Từ khóa
Đảng sâm, Tu Mơ Rông, cổ rễ, thành phần hóa học