BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ SÂU NON BƯỚM CHANH - CATOPSILIA POMONA (FABRICIUS, 1775) TRÊN CÁC LOÀI CÂY CHỦ Ở THÀNH PHỐ HUẾ

Võ Đình Ba, Nguyễn Việt Thắng

Tập 21, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2022
Mục lục: mucluc.pdf
Email: vodinhba@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Bướm chanh (Catopsilia Pomona) là loài phân bố rộng, chúng có tập tính di cư. Nhiều địa phương đã sử dụng nhộng loài này để chế biến thành những món ăn độc đáo, tuy nhiên nhiều người vẫn xem chúng là loài gây hại và gây cảm giác sợ hãi ở pha sâu non. Cây chủ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của loài Bướm chanh. Ở thành phố Huế, nghiên cứu này đã ghi nhận sâu non loài C. pomona sử dụng bốn loài cây chủ gồm Cassia fistula, C. javanica, C. siamea và Senna alata, trong đó loài C. siamea là cây chủ ưa thích nhất. Sâu non phát hiện quanh năm trên các loại cây chủ với mật độ khác nhau, sâu xuất hiện nhiều vào nửa cuối tháng ba, bùng phát vào tháng tư (mật độ trung bình cao nhất là 20,6 ± 0,78 con/lá ở cây Muồng Xiêm). Vào thời gian sâu bùng phát, nhiều cây Muồng Xiêm bị ăn trụi lá, sâu tràn xuống đường, xâm nhập vào các công trình công cộng, nhà dân.

Từ khóa
Bướm chanh, bùng phát, Catopsilia pomona, cây chủ