PHÂN GIẢI CARBAZOLE CỦA MẪU LÀM GIÀU ER07 TỪ ĐẤT NHIỄM DIOXIN TẠI SÂN BAY BIÊN HÒA
Phạm Thị Huệ, Ngô Thị Thúy Hường, Nguyễn Quốc Định, Trần Hữu Phong Nguyễn Kim Nữ Thảo, Nguyễn Hồng Minh
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển hệ vi sinh vật có khả năng phân giải carbazole từ mẫu đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa, Việt Nam. Sau 7 lần làm giàu, mẫu ER07 có khả năng phân giải carbazole hiệu quả. Trong môi trường M63-Car, ER07 có thể phân giải 95,2% carbazole sau 144 giờ nuôi cấy. ER07 duy trì khả năng phân giải carbazole khi được nuôi cấy trên môi trường tối thiểu tốt hơn khi nuôi cấy trên môi trường Tryptone Soya Broth giàu dinh dưỡng. Đồng thời, trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của D-glucose ở nồng độ 0,25; 0,5 và 5 g/L đến khả năng phân giải carbazole đã được đánh giá. Kết quả cho thấy khi không có mặt D-glucose, hệ vi sinh vật ER07 có hiệu quả xử lý carbazole tốt nhất. Mặt khác, hỗn hợp 2 chủng Mycolicibacterium iranicum ER07-1 và Conexibacter stalactiti ER07-2 có khả năng phân giải carbazole trong mẫu ER07 đã được xác định. Do đó, hệ vi sinh vật ER07 có tiềm năng ứng dụng trong xử lý môi trường đất bạc màu, nhiễm carbazole và hợp chất vòng thơm PAHs khác.