TÌM HIỂU KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM BỆNH Fusarium oxysporum CỦA CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE PHÂN LẬP TỪ ĐẤT TRỒNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trần Vũ Ngọc Thi

Tập 21, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2022
Mục lục: mucluc.pdf
Email: cengocthi@gmail.com
Tóm tắt

Việc tìm kiếm các chủng vi sinh vật có hoạt tính chitinase mạnh rất có ý nghĩa trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học để kiểm soát nấm kí sinh trên cây trồng. Từ 15 mẫu đất trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đã phân lập và tuyển chọn được 106 chủng nấm mốc có hoạt tính chitinase. Số lượng nấm mốc có hoạt tính chitinase trong đất dao động từ 1,58×103 đến 10,31×103 CFU/g. Trong đó, chủng nấm mốc H101 có hoạt tính chitinase mạnh nhất với đường kính vòng phân giải chitin đạt 51,33 mm và sinh khối khô là 0,96 g/L. Bằng phương pháp giải trình tự gen vùng ITS, chủng H101 được định danh là Aspergillus niger. Đồng thời chủng H101 có khả năng đối kháng với nấm bệnh Fusarium oxysporum cao (≥ 60%) sau 12 ngày nuôi cấy.

Từ khóa
đối kháng, Fusarium oxysporum, hoạt tính chitinase, nấm mốc