THIÊN HẬU CUNG – DI SẢN VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ NỮ THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA TẠI PHỐ CẢNG THANH HÀ

Dương Thị Hải Vân

Tập 21, Số3
Thời gian xuất bản: 12/2022
Mục lục: mucluc.pdf
Email: duonghaivan.phuxuan@gmail.com
Tóm tắt

Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị nữ thần được người Hoa mang theo trong hành trình di dân từ Trung Hoa đến Việt Nam vào các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu có mặt ở các nơi cộng đồng người Hoa sinh sống, trong đó có các thương cảng quốc tế thời trung đại. Phố cảng Thanh Hà là nơi đầu tiên tại Thừa Thiên Huế xuất hiện tục thờ Bà, gắn với lịch sử xây dựng và phát triển kiến trúc Thiên Hậu Cung (nay thuộc làng Minh Thanh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà). Bài viết đề cập đến hai vấn đề chính: khái quát tục thờ Thiên Hậu của người Hoa ở Thừa Thiên Huế; phân tích giá trị di sản Thiên Hậu Cung tại phố cảng Thanh Hà trong cái nhìn đối sánh với các điểm thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại thương cảng Hội An xưa (Quảng Nam). Đây là những dấu ấn độc đáo của văn hóa tín ngưỡng thờ Thiên Hậu – một biểu tượng giao lưu văn hóa của người Hoa với các tộc người khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Từ khóa
Giao lưu văn hóa, người Hoa, nữ thần, Thiên Hậu, Thừa Thiên Huế