CON ĐƯỜNG DU NHẬP VÀ MỘT SỐ HỆ PHÁI ĐẠO GIÁO Ở TRUNG BỘ
Nguyễn Đăng Hựu
Bài viết nghiên cứu con đường du nhập và dấu ấn một số hệ phái Đạo giáo Trung Hoa ở Trung Bộ. Với phương pháp phân tích định tính dựa trên nguồn thư tịch dân gian và tư liệu điền dã dân tộc học, bài viết cho thấy sự có mặt của các yếu tố Đạo giáo ở miền Trung là kết quả của tiến trình di dân, trao đổi mậu dịch và tiếp nhận các dòng tư tưởng của người Việt trong suốt diễn trình lịch sử. Dấu ấn của hai giáo phái Chính Nhất (正一道) và Toàn Chân (全真道)trong tín ngưỡng dân gian ở miền Trung Việt Nam cho thấy đặc điểm và phạm vi ảnh hưởng rộng rải của cáchệ phái Đạo giáo. Đặc điểm biểu hiện trên phương diện tư tưởng và hệ thần linh cho chúng ta thấy rằng Trung Bộ là nơi gặp gỡ giữa các dòng Đạo giáo của nhóm di dânViệt từ Bắc bộvà dòng Đạo giáo của cộng đồng người Hoa. Cơ chế tiếp nhận các yếu tố Đạo giáo ở Trung Bộ nổi bật với tính gián tiếp, đó là sự tiếp nhận thông qua truyền thống Tam giáo của người Việt và qua con đường lan toả của tín ngưỡng dân gian vùng lưỡng Quảng và Phúc Kiến.