ỨNG DỤNG GIS VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỨ BẬC (AHP) ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGUY CƠ HOANG HÓA ĐẤT Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang Việt

Tập 3, Số1
Thời gian xuất bản: 6/2015
Mục lục: mucluc.pdf
Email: trong.hueuni@gmail.com
Tóm tắt

Khu vực đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế có diện tích khoảng 1.080 km2, bao gồm vùng cát ven biển và vùng đồng bằng liền kề. Đây là khu vực có dải cát ven biển đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và quá trình sử dụng đất chưa hợp lý của người dân nên quá trình hoang hóa đất có nguy cơ xảy ra ngày càng nhiều. Để đánh giá nguy cơ hoang hóa đất, tác giả đã lựa chọn 08 chỉ tiêu là: lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm, lượng bốc hơi trung bình năm, số giờ nắng trung bình năm, số tháng mùa khô, loại đất, thảm phủ thực vật và mật độ sông suối. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ nguy cơ hoang hóa đất. Kết quả phân tích bản đồ nguy cơ hoang hóa đất cho thấy: diện tích có nguy cơ bị hoang hóa cao và rất cao chiếm trên 16% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng, vùng có nguy cơ trung bình chiếm gần 42%, còn lại là nguy cơ hoang hóa thấp. Đồng thời tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất và giảm thiểu nguy cơ hoang hóa, hạn chế các quá trình suy thoái đất góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Từ khóa
bản đồ hoang hóa đất, vùng đồng bằng ven biển, GIS và AHP