GIẢI MÃ PHỨC CẢM OEDIPE – MÉDÉE TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

Đậu Tuấn Ngọc

Tập 3, Số2
Thời gian xuất bản: 6/2015
Mục lục: mucluc.pdf
Email: dautuanngoc@gmail.com
Tóm tắt

Đời sống tâm lý của con người gồm hai phần: ý thức và vô thức. Sáng tạo văn học nghệ thuật, theo các nhà phân tâm là sự thăng hoa ẩn ức trong vô thức.

“Oedipe làm vua” của Sophocles và “Médée” của Euripide là những vở kịch lớn của nhân loại có sức sống vượt qua mọi lực cản của thời gian. Có được thành công đó là bởi các tác giả đã khám phá tầng sâu vô thức của con người.

Oedipe không chỉ là mặc cảm tội lỗi mà còn là quá trình khám phá nguyên nhân và hậu quả của tội lỗi.

Médée cũng không phải đơn giản là lòng ghen tuông mù quáng dẫn đến bi kịch thảm khốc mà còn là động lực từ tầng sâu vô thức thúc đẩy con người đi đến những hành động đó? Và quan trọng nhất là thông điệp của nhà văn Cổ đại gửi con người hiện đại.

Từ khóa
Bi kịch Cổ đại, Oedipe, Médée, mặc cảm tội lỗi, mẫu hệ, vô thức, Sigmund Freud, Karl Gustave Jung, phân tâm học