NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ KHẢ NĂNG KÍCH THÍCH NẢY MẦM HẠT LÚA CỦA COLLAGEN TỪ DA CÁ BA SA

Lê Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng Lương Ngọc, Lê Lâm Sơn, Nguyễn Đăng Giáng Châu, Trần Thanh Minh, Lê Thùy Trang, Nguyễn Thị Như, Trần Thị Văn Thi

Tập 23, Số2
Thời gian xuất bản: 12/2023
Mục lục: mucluc.pdf
Email: ttvthi@hueuni.edu.vn
Tóm tắt

Da cá thải ra từ ngành chế biến cá được coi là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất collagen. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng cồn 96° để tủa collagen thay NaCl 4 M, để rút ngắn thời gian chiết xuất collagen. Đặc tính của collagen được xác định thông qua phổ hồng ngoại (phổ IR) và kính hiển vi điện tử quét (SEM). Phổ hồng ngoại thể hiện các peak đặc trưng của các nhóm chức amid I, amid II và amid III của collagen ở bước sóng 1741 cm-1, 1402 cm-1 và 1280 cm-1. Ảnh SEM cho thấy mẫu collagen gồm các sợi hình cầu có đường kính khoảng 3,5 µm. Glycin, Alanin và Prolin là ba amino acid chính trong mẫu collagen nghiên cứu. Nồng độ collagen 200 mg/mL và thời gian xử lý 6 giờ là thích hợp cho sự nảy mầm hạt lúa.

Từ khóa
Da cá basa, collagen, kích thích nảy mầm, SEM, IR
File tóm tắt: Chưa tải lên