BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG SÁNG TÁC CỦA TRUNG TRUNG ĐỈNH

Trương Thị Như Huệ

Tập 23, Số3
Thời gian xuất bản: 12/2023
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nhuhue785@gmail.com
Tóm tắt

Trung Trung Đỉnh là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Phần lớn, các tác phẩm của ông đều viết về núi rừng Tây Nguyên, nơi ông đã từng sống và chiến đấu. Để làm nên thành công cho những trang viết của mình, nhà văn sử dụng nhiều biểu tượng gắn liền với văn hoá Tây Nguyên ngàn đời nhưng tiêu biểu vẫn là biểu tượng nhà rông, ngọn lửa và rượu cần. Nhà rông trong sáng tác của Trung Trung Đỉnh không chỉ là nơi diễn ra toàn bộ đời sống sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi hội tụ những tín ngưỡng tôn giáo, những huyền thoại xa xưa về mối giao hoà giữa con người với thiên nhiên, đất trời. Cùng với nhà rông, lửa đã trở thành biểu tượng cho sức sống mang vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thuỷ và khát vọng vươn lên. Bên cạnh nhà rông, lửa, thì biểu tượng rượu cần đã gắn liền với các nghi lễ tế thần, là cách thức giao tiếp với các đấng siêu hình và là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa.

Từ khóa
Trung Trung Đỉnh, văn hóa, nhà rông, ngọn lửa, rượu cần
File tóm tắt: Chưa tải lên