HIỆN TƯỢNG HỌC - QUY CHẾ TRIẾT HỌC CỦA VĂN HỌC HIỆN SINH VÀ PHƯƠNG CÁCH ĐỘC ĐÁO MÔ TẢ ĐỜI SỐNG NỘI TÂM NHÂN VẬT

Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hoàng Tuệ Anh

Tập 3, Số2
Thời gian xuất bản: 6/2015
Mục lục: mucluc.pdf
Email: ntdunghueuni@gmail.com
Tóm tắt

Hiện tượng học do Edmund Husserl (8/4/1859- 27/4/1938) khởi xướng có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội nhân văn. Nhờ hiện tượng học ban cho quy chế mà chủ nghĩa hiện sinh thoát thai thành học thuyết triết học ở phương Tây trong thế kỷ XX. Không chỉ vậy, Hiện tượng học còn là phương cách để mô tả đời sống nội tâm của nhân vật một cách độc đáo cho dù nhà văn có ý thức hay không ý thức về điều này.

Do vậy, tìm hiểu Hiện tượng học trong mối quan hệ với văn học hiện sinh nói riêng và văn học nói chung không chỉ mang ý nghĩa về mặt học thuật mà còn chuyển tải thông điệp cần uyển chuyển hơn trong quan niệm về phương pháp sáng tác.

Từ khóa
Hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, văn học hiện sinh