DIỄN NGÔN GIỚI TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH BÉ MỌN (DẠ NGÂN), XUÂN TỪ CHIỀU (Y BAN), BLOGGER (PHONG ĐIỆP) NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT
Lê Thị Cẩm Nhung
Trong nghiên cứu và phê bình văn học, mỗi lý thuyết đều có những ưu thế và giới hạn của nó. Từ nhiều góc độ, lý thuyết diễn ngôn thể hiện rõ sự nổi trội, mở ra những con đường đầy triển vọng cho người thám hiểm văn chương. Diễn ngôn giới trong ba tiểu thuyết Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Xuân Từ Chiều (Y Ban), Blogger (Phong Điệp) nhìn từ phương diện phương thức trần thuật có những sự đổi mới đáng ghi nhận. Từ người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, đến ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật đều được các nhà văn lựa chọn có chủ ý rõ rệt, đặc biệt là những khía cạnh thể hiện dấu ấn nữ giới. Dạ Ngân với cái nhìn hướng nội đầy nữ tính nhưng không kém phần mạnh mẽ. Phong Điệp với cái nhìn đồng cảm, chia sẻ nhưng vẫn không giấu cái nhìn cảnh báo, phê phán. Y Ban khách quan mổ xẻ đến tận cùng để đánh thức bản lĩnh của đàn bà trong môi trường xã hội đương đại.