TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐẠI HỌC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ DƯỚI SỰ QUY CHIẾU CỦA LÝ THUYẾT THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ VÀ ĐÓNG KHUNG
Hoang Le Thuy Nga, Le Quang Minh
Dưới góc nhìn của lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự và lý thuyết đóng khung trong lĩnh vực truyền thông, bài viết nghiên cứu nội dung thông tin chính sách tự chủ tài chính của đại học được đăng tải và làm nổi bật trên một số tờ báo điện tử. Dữ liệu khảo sát được thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung định tính từ 289 tác phẩm báo chí của 3 tờ báo. 3 tờ báo được khảo sát gồm Báo Giáo dục và Thời đại trực tuyến (EaON), tạp chí điện tử Tạp chí Giáo dục Việt Nam (VJOE) và báo điện tử Dân trí, trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Bài viết chỉ ra bốn nhóm nội dung thông tin được thiết lập nghị sự và đóng khung trên báo gồm: thông tin về các khía cạnh của tự chủ tài chính; lợi ích của tự chủ tài chính; bất cập của tự chủ tài chính, kiến nghị, giải pháp tự chủ tài chính. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đánh giá và khuyến nghị đối với việc truyền thông chính sách tự chủ tài chính của đại học trên các báo. Bài báo kết luận rằng các tờ báo đã nêu bật những thông tin quan trọng về chính sách tự chủ đại học. Bài viết có ba kiến nghị tập trung vào nội dung và hình thức truyền thông về tự chủ tài chính của trường đại học.