KIẾN TRÚC NHÀ RÔNG DÂN TỘC BANA - NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG BẢN ĐỊA VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI

Nguyễn Phong Cảnh, Hirohide Kobayashi, Nguyễn Ngọc Tùng

Tập 25, Số1
Thời gian xuất bản: 7/2024
Mục lục: mucluc.pdf
Email: nguyenphongcanh@husc.edu.vn
Tóm tắt

Nhà Rông dân tộc Ba Na ở Vùng Tây Nguyên mang đậm nét đặc trưng kiến trúc bản địa vùng đất cao nguyên Việt Nam. Do điều kiện khí hậu, địa hình và nguồn gốc dân tộc, kiến trúc Nhà Rông Ba Na ở Tây Nguyên hết sức khác biệt và đặc sắc. Nhà Rông được xem như nhà cộng đồng truyền thống các buôn làng, nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng mang đậm bản sắc địa phương. Kiến trúc nhà Rông Ba Na đúc kết trong đó nhiều giá trị về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật xây dựng và tính nhân văn cao. Hiện nay do sự phát triển của kinh tế hiện đại, người Kinh đã dần di chuyển đến sống trong các làng dân tộc Ba Na làm cho các làng dân tộc Ba Na bắt đầu biến đổi so với làng truyền thống. Theo đó, Kiến trúc nhà Rông cũng dần thay đổi từ vật liệu địa phương trở thành các vật liệu hiện đại không mang tính bản địa, phản cảm về mặt thẩm mỹ. Những biến đổi này đang dần đe dọa đến các giá trị mà Kiến trúc nhà Rông truyền thống đang lưu giữ. Vậy những nguyên nhân và mức độ của những biến đổi này là gì, mức độ ngang đâu, bài viết này sẽ tập trung phân tích ở phần nội dung.

Từ khóa
 Ba Na, Kiến trúc, Nhà Rông, Tây Nguyên
File tóm tắt: Chưa tải lên