ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BUỔI ĐẦU TIẾP XÚC TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Nguyễn Quốc Mạnh
Các di tích thời Tiền sử muộn (2.700 - 2.000BP) ở đồng bằng sông Cửu Long là một phần cấu thành quan trọng trong truyền thống văn hóa Tiền sử Nam Bộ. Các phát hiện khảo cổ học cho thấy cư dân tiền sử ở miền đất này đã phát triển mạnh mẽ hoạt động trao đổi, giao lưu thương mại ngay từ nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên. Sự tham gia ngày càng tích cực vào mạng lưới thương mại quốc tế trên biển, đặc biệt với các vùng - khu vực khác nhau trong không gian vịnh Thái Lan cũng như với Ấn Độ. Sự chuyển biến thuận lợi của điều kiện tự nhiên - môi trường đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng kinh tế - xã hội trên miền châu thổ và đã có đóng góp quan trọng vào sự hình thành của văn hóa Óc Eo vào đầu Công nguyên với Óc Eo - Ba Thê (An Giang) được biết đến là trung tâm dân cư, cảng thị quốc tế quan lớn của nền văn hóa này.
