MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SA KHOÁNG TITAN TRONG CÁT VEN BIỂN ĐOẠN TỪ THUẬN AN HUYỆN PHÚ VANG ĐẾN VINH HIỀN HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lê Duy Đạt, Hồ Trung Thành, Nguyễn Thị Lệ Huyền
Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sa khoáng titan trong cát ven biển đoạn từ khu vực Thuận An thuộc huyện Phú Vang đến Vinh Hiền thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Về đặc điểm thành phần độ hạt, cấp hạt chứa quặng nhiều nhất tập trung ở đường kính 0.25-0.1mm (chiếm 60,3%) ở lỗ khoan 12 của tuyến 4 (T4-LK12) và cấp hạt chứa quặng ít nhất tập trung ở đường kính >2mm (gặp ở lỗ khoan 17 và lỗ khoan 18 của tuyến 6). Về thành phần hóa học hàm lượng TiO2 trung bình 52,313%, đạt cao nhất 57,023% ở mẫu NC11 và thấp nhất 44,035% ở mẫu NA11 và hàm lượng của ZrO2 trung bình đạt 67,24%, đạt cao nhất trong mẫu NC12 và thấp nhất trong mẫu NB12 (đây là 2 thành phần chính trong xác định quặng titan, còn các thành phần hóa học đi kèm có hàm lượng không đáng kể). Về thành phần khoáng vật, ilmenit đạt trung bình 2.79%, zircon đạt trung bình 0.057%, rutil đạt trung bình 0.493%, monazit đạt trung bình 0.031%, leucoxen đạt trung bình 0.031%, anataz đạt trung bình 0.015%.