ĐÁNH GIÁ ĐỘ ỔN ĐỊNH SƯỜN DỐC CỦA ĐẤT ĐÁ TÀN SƯỜN TÍCH TẠI VÙNG ĐỒI NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Hà Văn Hành, Đỗ Quang Thiên, Hoàng Ngô Tự Do, Nguyễn Quang Tuấn
Địa hình vùng đồi chiếm khoảng 76% tổng diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế, dưới điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa đất đá vùng đồi núi diễn ra mãnh liệt, lớp vỏ phong hóa nhiều nơi dày hơn 10 m, thành phần chủ yếu là đất sét pha lẫn dăm, vụn, tảng. Do quá trình phong hóa làm cho sức kháng cắt của đất loại sét tàn sườn tích giảm đi rõ rệt, góc nội ma sát của đất đá giảm 2 - 50, lực dính kết của đất đá giảm 0,02 - 0,07 kG/cm2, khối lượng thể tích của đất tăng 0,02 - 0,12 g/cm3, cao nhất là vào mùa mưa lũ. Sự thay đổi tính chất cơ lý theo hướng bất lợi đó là nguyên nhân dẫn đến mất ổn định của sườn dốc, gây ra rất nhiều điểm trượt lở dọc các tuyến đường giao thông miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc biệt tại các sườn dốc, mái dốc có góc dốc lớn hơn 25 - 280.